Dưới đây là phân loại 9 môi trường làm việc cơ bản và các yêu cầu cơ bản cho giày ủng bảo hộ lao động mà các chuyên gia khuyến nghị:
- Nông nghiệp: Giày có toe-cap bảo vệ ngón chân, chống tĩnh điện, chống trượt, chống thấm nước. Với môi trường phải tiếp xúc nhiều với nước nên sử dụng ủng bảo hộ lao động.
- Dịch vụ ăn uống: Giày có đế hấp thụ lực, lót giày êm ái hỗ trợ di chuyển nhiều trong ngày, chống trượt, chống nước, dễ giặt tẩy.
- Xây dựng: Giày có toe-cap chịu lực 200J bảo vệ ngón chân, có tấm lót giữa chống đâm xuyên, vừa chân, chắc chắn.
- Kho lạnh: Giày có Toe-cap bảo vệ ngón chân, có tấm lót chống đâm xuyên, may kín, có lót giữ nhiệt. Chú ý giày chống lạnh sẽ có chỉ số HI.
- Máy đúc (thợ hàn): Giày có bảo vệ ngón chân, chịu nhiệt, dễ dàng cởi giày. Chú ý giày chịu nhiệt sẽ có chỉ số HI hoặc HRO.
- Lâm nghiệp (khai thác gỗ, chế biến gỗ): Giày bảo hộ lao động ôm chân, có bảo vệ ngón chân và chống đâm xuyên.
- Y tế: Giày chống trượt, hấp thụ lực, thoải mái, dễ giặt tẩy, có thể giặt máy.
- Phòng thí nghiệm / xử lý hóa chất: Giày chống trượt, chống hóa chất (một số loại giày có chỉ số chống axit và hóa chất)
- Kho hàng: Giày chống trượt, chống dầu, chống hóa chất, chống axit/kiềm nhẹ.
Trên thị trường hiện nay đang có khá nhiều thương hiệu giày ủng bảo hộ lao động. Từ những sản phẩm giá rẻ made-in-Vietnam như giày ABC, giày Nhật Bản Takumi, giày Hàn Quốc Nepa cho đến những đôi giày đa chức năng của Safety Jogger. Nếu có nhiều yêu cầu phức tạp cho giày bảo hộ lao động, người mua nên cân nhắc các dòng giày bảo hộ Safety Jogger.